NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC BÀN GHẾ TRANG ĐIỂM GỖ BỊ NỨT Xử lý đơn giản giúp bạn giữ được độ bóng đẹp bền lâu của sản phẩm đồng thời tiết kiệm được chi phí sửa chữa thay thế không hề nhỏ.
Một ngày đẹp trời, bỗng dưng bạn phát hiện bạn ghế gỗ trong nhà bị rạn nứt. Trong đầu bạn hiện ra biết bao nhiêu câu hỏi: Bạn ghế gỗ bị nứt từ lúc nào? Tại sao lại bị nứt? Trước đó mình có sử dụng và bảo quản sai cách hay không? Có cách nào khắc phục tình trạng này hay không?….Có rất nhiều câu hỏi trong đầu bạn, nhưng bạn mãi vẫn chưa thể tìm ra phương hướng giải quyết. Đừng lo lắng, hãy để M8 giúp bạn tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất nhé.
Nguyên nhân khiến bàn ghế gỗ bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị rạn nứt các món đồ nội thất làm từ gỗ (bàn trà gỗ, bàn ăn gỗ, kệ tủ gỗ tủ quần áo gỗ..), trong số đó, những nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến là:
– Do thấm nước: Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, việc để bàn ghế gỗ tại nơi ẩm ướt hoặc lau chùi vệ sinh quá nhiều bằng nước có thể khiến gỗ bị rạn nứt. Với các dạng gỗ tự nhiên, quá trình rạn nứt do nước sinh hoạt hàng ngày ít xảy ra hơn so với dòng gỗ công nghiệp.
– Do ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời trực tiếp với nhiệt độ cao có thể tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ trong thớ gỗ khiến gỗ bị giãn nỡ không đều tạo các vết rạn, nứt gây mất thẩm mỹ và giảm giá trị của món đồ.
– Do co ngót: Riêng với dòng gỗ tự nhiên, nếu không được tẩm sấy kĩ sẽ khiến lượng nước trong gỗ còn tồn đọng. Trong điều kiện thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí giảm có thể khiến gỗ bị mất nước dẫn đến tình trạng rạn nứt.
– Do va đập cơ học: Trong quá trình vận chuyển, kê dịch hoặc sử dụng tủ gỗ đẹp, bạn vô tình tác dụng một lực lớn lên bền mặt bàn ghế gỗ khiến chúng biến dạng, rạn nứt hư hỏng.
Cách khắc phục bàn ghế gỗ bị nứt
– Xử lý gỗ nứt rạn nhỏ bằng cồn + iot: Nội Thất M8 mách bạn cách sử dụng hỗn hợp cồn + iot pha loãng, hoặc cồn + iot đổ trực tiếp vào vết nứt gỗ. Duy trì nguyên trạng trong vài ngày sau đó dùng vải mềm chà mạnh nhiều lần là có thể khôi phục mặt gỗ như ban đầu.
– Sử dụng sáp ong: Sáp ong là là biện pháp thông dụng để xử lý kẽ hở rạn nứt trên bề mặt gỗ. Nhét sáp ong vào những kẽ rạn nứt của gỗ, sau đó dùng vecni quét lại vết rạn nứt đó. Lưu ý: Sử dụng vecni cùng tone màu gỗ để đảm bảo sự đồng màu cho tổng thể.
– Dùng hồ keo từ giấy: Bạn chỉ cần đổ hồ keo vào vết rạn nứt, sau đó đem phơi khô hoàn toàn. Cuối cùng bạn sử dụng vecni cùng màu gỗ sơn lại mặt gỗ để đảm bảo độ bóng đẹp đều màu cho món đồ. Hồ keo từ giấy là phương án lý tưởng để xử lý bàn ghế gỗ bị nứt vết lớn, sau khi xử lý xong, vết nứt sẽ biến mất hoàn toàn.
– Mùn cưa mịn: Bạn đã bao giờ sử dụng mùn cưa mịn để xử lý vết rạn nứt gỗ? Rất đơn giản, bạn sử dụng mùn cưa mịn trộn cùng lượng keo tương ứng rồi nhét đầy vào vết nứt gỗ trên bề mặt bàn trà gỗ đẹp. Cuối cùng bạn dùng giấy nhám chà nhẹ mặt gỗ để đảm bảo độ nhẵn mịn. Bạn có thể dùng vecni quét lại một lượt để màu gỗ đồng đều và bóng đẹp hơn.
Làm sao để giữ được độ bền đẹp cho bàn ghế gỗ?
Việc rạn nứt đồ nội thất bàn ghế gỗ là điều không ai mong muốn, chính vì thế, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn cần biết cách sử dụng và bảo quản đồ gỗ để hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng đồ đạc. Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể thấy cách sử dụng và bảo quản đồ gỗ nên lưu ý một số vấn đề như sau:
– Vệ sinh đồ gỗ đúng cách, không sử dụng nước hay các loại vải ướt để lau chùi đồ gỗ. Nếu lau chùi bằng nước, cần dùng khăn mềm lau sạch đảm bảo sự khô thoáng cho gỗ.
– Không đặt đồ gỗ cần cửa sổ hoặc nơi có mưa, nước tạt vào.
– Không đặt đồ gỗ tại nơi có ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời.Việc rạn nứt đồ nội thất bàn ghế gỗ là điều không ai mong muốn, chính vì thế, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn cần biết cách sử dụng và bảo quản đồ gỗ để hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng đồ đạc. Từ những nguyên nhân nêu trên, có thể thấy cách sử dụng và bảo quản đồ gỗ nên lưu ý một số vấn đề như sau:
– Vệ sinh đồ gỗ đúng cách, không sử dụng nước hay các loại vải ướt để lau chùi đồ gỗ. Nếu lau chùi bằng nước, cần dùng khăn mềm lau sạch đảm bảo sự khô thoáng cho gỗ.
– Không đặt đồ gỗ cần cửa sổ hoặc nơi có mưa, nước tạt vào.
– Không đặt đồ gỗ tại nơi có ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời.